Bếp từ gần đây đã trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều gia đình Việt vì những ưu điểm trong thiết kế, đun nấu an toàn, dễ vệ sinh, và tiết kiệm điện. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của bếp từ chính là không phải nồi nào cũng sử dụng được.

Bếp từ có kén nồi không?

Câu trả lời là “có”. Người dùng luôn lo lắng về việc bếp từ không nhận nồi so với các loại bếp thông thường khác, bởi vì chúng khá kén nồi. Nồi nấu bếp từ phải có đáy làm bằng vật liệu nhiễm từ hoặc có đáy từ, như vậy mới phát huy được hiệu quả đun nấu và kéo dài tuổi thọ sử dụng bếp.

Bếp từ dùng nồi gì?

Nguyên nhân bếp từ không nhận nồi

Bếp hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng dòng điện từ để làm nóng trực tiếp từ nồi nấu. Do đó, nồi nấu bếp từ phải được chế tạo từ các vật liệu như thép (gang, men sắt, thép không gỉ) hoặc inox với bề mặt đáy phẳng và có đường kính từ 10 cm – 26 cm. Dùng đúng nồi, bếp sẽ cho hiệu suất truyền nhiệt cao và ít gây tổn thất nhiệt.

Không nên dùng các dụng cụ nấu nướng bằng thủy tinh, đồng, nhôm hoặc nồi có đáy cong hoặc lõm và đường kính nhỏ hơn 10 cm cho bếp từ. Các loại nồi này không thể làm nóng trên bếp từ hoặc có hiệu suất sinh nhiệt thấp, nhiệt lượng bếp tạo ra không đủ có thể làm cuộn dây của bếp nóng lên, có thể gây nguy hiểm cho bếp (chập mạch, cháy nổ).

Nồi nào dùng được cho bếp từ

Nồi có đáy nhiễm từ: Những loại nồi, chảo có đáy nhiễm từ đều có thể sử dụng được trên bếp từ. Cách đơn giản nhất để kiểm tra nồi có thể sử dụng trên bếp từ hay không là sử dụng nam châm, nếu nam châm dính chặt vào đáy nồi là nồi đó có thể sử dụng được trên bếp từ.

Ngoài ra, bạn có thể xem các nhãn được dán trên nồi hay dưới đáy nồi nếu có dòng chữ Induction hoặc ký hiệu từ trường là nồi có thể sử dụng cho bếp từ.

Bếp từ dùng nồi gì?

Xem thêm: Sửa bếp từ giá rẻ