Việc sử dụng máy rửa bát không đúng khuyến cáo có thể dẫn đến những kết quả không mong đợi: như vết ố vẫn còn trên các dụng cụ bằng kim loại, đốm bẩn và vết xước xuất hiện trên chén đĩa hay chén đĩa vẫn còn nước sau chu trình sấy.
Cách sử dụng và bảo quản máy rửa bát
Những hướng dẫn hữu ích sau sẽ giúp các bạn vượt qua những rắc rối này và đạt được hiệu quả tối ưu.
1. Nên sử dụng máy rửa chén bát kèm với muối làm mềm nước và nước trợ xả để đạt kết quả tốt nhất.
– Muối có tác dụng làm mềm nước được cung cấp dưới dạng bột có tác dụng ngăn chặn hiện tượng vón cục xà phòng.
– Khi lượng muối không đủ theo yêu cầu, đèn báo “Salt ” màu đỏ sẽ xuất hiện và bạn cần bổ xung thêm.
– Nếu lỡ tay làm đổ muối không đúng nơi quy định, cần vận hành máy ở chế độ “Pre-rinse” để rửa trôi muối và bảo vệ các chi tiết kim loại.
– Bạn cũng cần đảm bảo rằng độ cứng của nước được thiết lập ở mức độ phù hợp trong chương trình (Vui lòng tham khảo cuốn hướng dẫn sử dụng đi kèm để nắm rõ cách thiết lập).
– Nếu bạn không sử dụng muối như khuyến cáo, lượng vôi trong nước sẽ dần kết tủa và phá hỏng các chi tiết máy.
2. Các bạn nên làm vệ sinh các chi tiết bên trong máy rửa bát mỗi năm một lần để triệt tiêu các cặn vôi có hại.
– Làm vệ sinh các chi tiết: bộ lọc chất bẩn và cánh tay phun nước mỗi tháng một lần để loại bỏ mùi hôi do vết bẩn bám lâu ngày, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm hiệu quả tối ưu.
3. Nên sử dụng nước trợ xả để tăng hiệu năng sấy khô của máy.
– Nếu sử dụng quá ít, chén đĩa có thể ẩm và rít sau khi rửa.
– Khi lượng nước trợ xả không đủ theo yêu cầu đèn báo “Rinse Aid” màu đỏ sẽ xuất hiện.
– Một số vật dụng bằng nhựa có thể còn đọng nước sau khi sấy, trên một số mẫu máy có chức năng “Extra Dry” đem đến hiệu quả sấy khô tuyệt đối trên các loại dụng cụ này.
– Luôn chắc chắn rằng chiếc máy rửa bát của bạn phân phối đủ lượng nước trợ xả.
4. Khi máy rửa chén thực hiện xong chu trình rửa, tốt nhất nên tắt máy và đợi khoảng 10p cho nhiệt độ giảm và chén đĩa khô bớt.
– Nếu bạn không định cất chén đĩa ngay thì nên mở hé cửa khoảng 20p để hơi nước có thể bay ra, không nên để cửa đóng suốt sau khi rửa, hơi nước không thể thoát ra sẽ lại ngưng tụ trên chén đĩa.
5. Một số viên rửa được thiết kế để sử dụng thay cho xà phòng rửa và nước trợ xả, nhưng để đạt kết quả tốt nhất bạn nên sử dụng song song muối làm mềm nước và nước trợ xả với viên rửa này.
6. Bạn cũng nên bỏ bớt các thức ăn còn dư trước khi cho vào máy rửa chén bát, các vụn đồ ăn có thể gây nên nghẽn bộ lọc và các lỗ phun nước.
7. Việc xếp chén đĩa đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng để mang đến hiệu quả như ý.
– Vui lòng tham khảo cuốn hướng dẫn sử dụng để nắm rõ cách xếp chén đĩa đúng cách. Và cũng nên cẩn thận khi thao tác với các chén đĩa, vật dụng quý giá.
8. Chắc chắn rằng các cánh tay phun nước có thể quay bình thường và không có bất cứ vật cản nào.
9. Bộ lọc là nơi tập trung các chất bẩn cứng đầu, dễ gây mùi hôi và tạo ổ vi khuẩn. Vì vậy việc vệ sinh bộ lọc và các chi tiết bên trong thùng máy nên làm thướng xuyên để đảm bảo vệ sinh và bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra, để máy rửa bát được vận hành tốt nhất, bạn nên lưu ý các điểm sau:
– Không nên sử dụng chất tẩy quá rửa nhiều, vì bọt xà phòng sẽ làm tràn máy.
– Không nên để máy chạy quá tải. Bạn cần phải để chỗ trống cho hệ thống phun nước phun mạnh lên chén bát.
– Quay phần mặt bẩn nhất của bát đĩa hướng vào bộ phận phun, bộ phận này thường được đặt ở giữa.
Một lưu ý khi sử dụng các khay rửa hợp lý cho từng loại vật dụng:
– Khay rửa trên: Dùng rửa các loại cốc, tách,bát đĩa nhựa.Một số vật dụng làm bếp nhỏ gọn , đặt nằm ngang để tránh cản trở hệ thống quạt rứa.nên xếp bát đĩa, vật dụng gọn gàng giữa các khay.
– Khay rửa dưới: Dùng rửa các loại tô, đĩa lớn hay vừa, xoong nồi.Xếp các vật dụng nằm nghiêng cùng hướng hoặc úp ngược xuống. Các loại khay đựng, đĩa lớn xếp cùng hướng theo hàng dọc.
– Khay rửa vật dụng nhà bếp: Dùng rửa các loại dao, nĩa, thìa….Xếp nĩa hường lên trên, lưỡi dao quay xuống, thìa xen kẽ lên xuống. Như vậy, nước và chất tẩy rửa dễ dàng rửa sạch bề mặt vật dụng.
– Một mẹo nhỏ đó là bạn nên lấy bát đĩa ở khay dưới ra trước vì các vật dụng ở khay trên chưa ráo nước nên có thể nhỏ nước xuống.
Những vật dụng bạn không nên cho vào máy rửa bát:
– Bát đĩa có họa tiết trang trí trên men, vẽ bằng tay, các loại ly thủy tinh dễ bị mờ hoặc trầy xước.
– Các loại tô, thìa, nĩa, vật dụng làm bếp… bằng gỗ có thể bị nứt khi ngấm nước trong quá trinh rửa bằng máy.
– Chai lọ có nhãn mác bằng giấy có thể bị bong ra và kẹt trong máy.
– Chảo chống dính có thể mất chất chống dính do ảnh hưởng lực rửa của máy.
– Tránh để các vật dụng bằng bạc, thép không gỉ sát nhau vì khi va chạm dễ bị trầy xước.
Một số nguyên tắc khi sử dụng Máy rửa bát:
– Gạt hết tất cả những thức ăn thừa trên bát, đĩa trước khi cho chúng vào máy
– Đường ống cấp nước, và dẫn nước phải phù hợp, đúng tiêu chuẩn, kích thước đề ra
– Xếp bát đĩa nghiêng để máy rửa được sạch.
– Nên cho muối vào máy để bát đĩa được tiệt trùng hiệu quả nhất. Nếu máy sử dụng quá nhiều muối thì tức là Nắp đậy của bình chứa muối không chặt, mức đặt lượng muối trong máy cao, đặt không đúng.
– Cho bột rửa bát đúng tiêu chuẩn theo máy, cho nước làm bóng sau cùng. Nếu xuất hiện nhiều bọt trong máy rửa bát tức là bạn dùng sai chất tẩy rửa, hoặc chất tẩy rửa dùng tay. Bạn phải dùng loại chuyên dụng cho Máy rửa bát.
Cách vệ sinh máy rửa bát
1. Cọ rửa cánh tay phun nước trong lồng rửa
Tay phun nước là một bộ phận quan trọng của máy rửa bát. Khi rửa bát, nó sẽ xoay và phun nước nóng làm sạch bát đĩa. Đôi khi nó bị tắc bởi các mảnh vụn của thức ăn văng vào nên cần phải được vệ sinh sạch sẽ như sau:
– Đầu tiên kéo giá đỡ bên dưới ra để gỡ tay phun dưới. Dùng tăm hoặc que nhỏ nhẹ nhàng làm sạch các lỗ bị tắc. Nếu lỗ có mảnh vụn hoặc rác mắc kẹt bên trong có thể dùng nhíp để lấy chúng ra. Sau đó dùng 1 bàn chải đánh răng cũ và nhúng vào nước ấm có pha chất tẩy rửa như nước rửa bát rồi vệ sinh xung quanh cánh tay phun. Rồi làm tương tự với tay phun phía trên.
– Sau khi làm sạch các tay phun thì phải kiểm tra xem đã sạch chưa bằng cách lắp tay phun vào giá và xoay thử tay dưới, nếu thấy nó chuyển động mượt mà thì có thể là đã sạch rồi. Nếu thấy còn hơi khựng thì có thể là mảnh thức ăn, mảnh chai hay mảnh chén đĩa kẹt trong ống xả. Bạn hãy tháo nắp ống xả để kiểm tra, lấy vật lạ ra, rửa sạch. Chú ý, trước khi tháo nắp ống xả, nhớ tắt nguồn điện trước.
Ngoài ra, có thể ngâm cánh tay phun vào một hỗn hợp gồm giấm và nước ấm để làm sạch. Nhẹ nhàng cọ rửa bằng bàn chải. Sau khi hoàn tất, gắn tất cả về vị trí cũ. Bây giờ thì các tay phun đã hoàn toàn sạch sẽ , nước sẽ chảy và thoát đúng cách.
2. Vệ sinh lồng máy rửa bát
– Pha một hỗn hợp gồm nước và xà phòng dành cho máy rửa chén (Không nên dùng xà phòng rửa chén thông thường vì chúng có rất nhiều bọt). Nhúng một miếng giẻ sạch vào hỗn hợp trên và lau đều cạnh và viền cửa máy.
– Sau đó lau sạch bên trong lồng máy và cửa, bạn nên chà kĩ những khu vực có khả năng dính cặn nhiều như các góc máy. Dùng bàn chải mềm để cọ sạch các vết bẩn cứng đầu, không sử dụng bàn chải lông cứng vì có thể làm bong tróc lớp sơn hoặc trầy xước máy rửa bát.
– Cọ ống xả bằng cách kéo giá đỡ phía dưới và kiểm tra khu vực ống xả. Lau sạch xung quanh để chắc chắn rằng không có những vật thể cứng dính chặt trong đó làm nghẹt ống, gây thiệt hại cho máy bơm hoặc làm trầy xước bát đĩa.
– Sử dụng một bàn chải nhỏ để cọ rửa cửa máy rửa bát, nên sử dụng bàn chải đánh răng cũ và nhúng vào nước xà phòng ấm, chà xung quanh mép cửa, chú ý chà rãnh và khe hở của các miếng dính cao su, sau đó lau lại bằng khăn sạch.
3. Khử mùi hôi cho máy rửa bát
– Bạn có thể sử dụng bột baking soda hoặc giấm ăn pha loãng để khử mùi hôi khó chịu bên trong máy rửa bát. Bạn cho hỗn hợp dung dịch này vào khoang đựng nước rửa bát của máy rồi bật chế độ nước nóng nhất để xả rửa toàn bộ lòng máy sẽ giúp loại bỏ các bụi bẩn dạng lỏng, dầu mỡ, sát trùng và khử sạch mùi ẩm mốc.
Với những bước trên, bạn chắc chắn thường xuyên hài lòng vơi chiếc máy rửa bát lúc nào cũng sạch bóng và không mùi hôi. Ngoài ra việc vệ sinh máy thường xuyên còn giúp cho máy hoạt động hiệu quả hơn, lâu bền hơn, tránh xảy ra hư hỏng và phải cần đến dịch vụ sửa chữa máy rửa bát của chúng tôi.